KẾ HOẠCH

Đăng lúc: 26/03/2024 (GMT+7)
100%

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn xã Thiệu Hợp năm 2024

KẾ HOẠCH

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn Thiệu Hợp năm 2024

Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 19/02/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024; Kế hoạch số 177-KH/HU ngày 22/02/2024 của Huyện uỷ Thiệu Hoá về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 26/02/2024 thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng tiêu cực đến năm 2030 của UBND huyện; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 27/02/2024 công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) năm 2024 của UBND huyện; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 21/3/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn huyện Thiệu Hóa năm 2024; Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 01/3/2024 về Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024; Chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn , với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nhiệm vụ, giải pháp về PCTN theo nội dung Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng.

2. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về PCTNTC của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần đấu tranh PCTN có hiệu quả.

3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PCTNTC; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 01/3/2024 của Chủ tịch UBND ; đồng thời, phát huy vai trò của toàn hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, khắc phục những hạn chế, yếu kém, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn .

4. UBND xã, các đồng chí cán bộ, công chức và các ngành phải luôn xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTNTC là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, thiết thực và có trọng tâm, trọng điểm. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật PCTNTC phải triển khai bằng các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nội dung và từng đối tượng, địa bàn; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị đến toàn thể cán bộ, công chức và nhân dân tại cơ quan, đơn vị và địa phương. Qua đó, tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; tạo chuyển biến sâu sắc về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, khuyến khích tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong nội bộ.

2. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí theo yêu cầu của Trung ương Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, như: Các Nghị quyết Trung ương về công PCTN; Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 28/4/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 26/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ; Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 18/12/2023 về việc nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức…

Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng chống tham nhũng tiêu cực như: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018;Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng; một số nội dung quy định tại Chương XIII trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về phòng, chống tham nhũng; Luật Tố cáo năm 2018; Luật Khiếu nại năm 2011; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

III. HÌNH THỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho cán bộ, công chức về các văn bản pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng tiêu cực

a) Thời gian thực hiện: Cả năm

b) Kết quả sản phẩm: Các hội nghị được tổ chức.

2. Chỉ đạo, tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đài truyền thanh, trên trang thông tin điện tử của xã

a) Ngành thực hiện: Công chức văn hóa tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn đài truyền thanh tăng cường tuyên truyền phổ biến trên hệ thống Đài truyền thanh.

b) Thời gian thực hiện: Cả năm.

c) Kết quả sản phẩm: Các chương trình, phóng sự, bài viết…được xây dựng, phát thanh hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức văn hóa: Phối hợp với đai truyền thanh xã tăng cường đăng tải, phát thanh các tin, bài thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN theo Kế hoạch với thời lượng, khung giờ phù hợp để phát huy tinh thần nghiên cứu, tự giác học tập, tìm hiểu và chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ và nhân dân.

2. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên: Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

3. Kinh phí bảo đảm thực hiện: Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn , Chủ tịch UBND yêu cầu các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch này. Báo cáo kết quả thực hiện và gửi về UBND trước ngày 12/12/2024, để tổng hợp báo cáo UBND huyện theo quy định.

KẾ HOẠCH

Đăng lúc: 26/03/2024 (GMT+7)
100%

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn xã Thiệu Hợp năm 2024

KẾ HOẠCH

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn Thiệu Hợp năm 2024

Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 19/02/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024; Kế hoạch số 177-KH/HU ngày 22/02/2024 của Huyện uỷ Thiệu Hoá về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 26/02/2024 thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng tiêu cực đến năm 2030 của UBND huyện; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 27/02/2024 công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) năm 2024 của UBND huyện; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 21/3/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn huyện Thiệu Hóa năm 2024; Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 01/3/2024 về Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024; Chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn , với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nhiệm vụ, giải pháp về PCTN theo nội dung Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng.

2. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về PCTNTC của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần đấu tranh PCTN có hiệu quả.

3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PCTNTC; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 01/3/2024 của Chủ tịch UBND ; đồng thời, phát huy vai trò của toàn hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, khắc phục những hạn chế, yếu kém, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn .

4. UBND xã, các đồng chí cán bộ, công chức và các ngành phải luôn xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTNTC là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, thiết thực và có trọng tâm, trọng điểm. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật PCTNTC phải triển khai bằng các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nội dung và từng đối tượng, địa bàn; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị đến toàn thể cán bộ, công chức và nhân dân tại cơ quan, đơn vị và địa phương. Qua đó, tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; tạo chuyển biến sâu sắc về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, khuyến khích tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong nội bộ.

2. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí theo yêu cầu của Trung ương Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, như: Các Nghị quyết Trung ương về công PCTN; Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 28/4/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 26/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ; Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 18/12/2023 về việc nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức…

Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng chống tham nhũng tiêu cực như: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018;Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng; một số nội dung quy định tại Chương XIII trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về phòng, chống tham nhũng; Luật Tố cáo năm 2018; Luật Khiếu nại năm 2011; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

III. HÌNH THỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho cán bộ, công chức về các văn bản pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng tiêu cực

a) Thời gian thực hiện: Cả năm

b) Kết quả sản phẩm: Các hội nghị được tổ chức.

2. Chỉ đạo, tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đài truyền thanh, trên trang thông tin điện tử của xã

a) Ngành thực hiện: Công chức văn hóa tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn đài truyền thanh tăng cường tuyên truyền phổ biến trên hệ thống Đài truyền thanh.

b) Thời gian thực hiện: Cả năm.

c) Kết quả sản phẩm: Các chương trình, phóng sự, bài viết…được xây dựng, phát thanh hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức văn hóa: Phối hợp với đai truyền thanh xã tăng cường đăng tải, phát thanh các tin, bài thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN theo Kế hoạch với thời lượng, khung giờ phù hợp để phát huy tinh thần nghiên cứu, tự giác học tập, tìm hiểu và chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ và nhân dân.

2. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên: Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

3. Kinh phí bảo đảm thực hiện: Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn , Chủ tịch UBND yêu cầu các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch này. Báo cáo kết quả thực hiện và gửi về UBND trước ngày 12/12/2024, để tổng hợp báo cáo UBND huyện theo quy định.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT