BÀI TUYÊN TRUYỀN Quy định Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

Đăng lúc: 12/01/2024 (GMT+7)
100%

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Quy định Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

(Kèm theo Quyết định số:15/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2021

của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tổ chức hoặc tham gia tổ chức việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia việc cưới, việc tang phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Việc cưới, việc tang tổ chức không trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan như: Xem số, xem bói, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác.

3. Không lợi dụng việc cưới, việc tang để hoạt động, tuyên truyền trái pháp luật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình.

4. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; người tham dự không sử dụng rượu, bia, chất có cồn nếu điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

5. Trong quá trình tổ chức, tham gia việc cưới, việc tang không gây mất an ninh trật tự, cản trở giao thông và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động công cộng; giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Không sử dụng phương tiện công và thời gian làm việc của cơ quan, tổ chức để thực hiện, tổ chức và tham dự việc cưới, việc tang (trừ trường hợp thực hiện nhiệm vụ công vụ); không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; không sử dụng công quỹ, tài sản công để làm quà mừng cưới, viếng đám tang, phục vụ cho mục đích cá nhân.

7. Không sử dụng lòng đường phục vụ cho việc cưới, việc tang.

8. Tôn trọng sự yên tĩnh của cộng đồng; sử dụng âm thanh trong việc cưới, việc tang phải đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo các văn bản quy định của Nhà nước.

9. Trong cùng một thời điểm, tại cùng một địa bàn khu dân cư có cả việc cưới và việc tang, Ban công tác mặt trận thôn, bản, tổ dân phố cần phối hợp với các gia đình để thống nhất việc tổ chức việc cưới và việc tang đảm bảo đoàn kết tình làng, nghĩa xóm.

10. Tuân thủ những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương về việc cưới, việc tang.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Tổ chức việc cưới

1. Việc cưới thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Hai bên nam nữ thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ. Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Lễ cưới cần được tổ chức, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình và tình hình xã hội.

4. Các thủ tục trước và sau lễ cưới cần được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, tránh phô trương, hình thức, rườm rà; lễ vật đơn giản, phù hợp với truyền thống và điều kiện của mỗi gia đình. Tổ chức đưa đón dâu, tiệc cưới phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự công cộng.

5. Trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với điều kiện thực tế và truyền thống văn hóa dân tộc. Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép; không mở nhạc, không gây ồn ào trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.

6. Các gia đình tổ chức việc cưới trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá không sử dụng thuốc lá trong các hoạt động liên hoan, tổ chức lễ cưới, đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

7. Các hoạt động được khuyến khích trong tổ chức việc cưới:

a) Dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới; rút ngắn thời gian tổ chức lễ cưới, không kéo dài quá 03 ngày.

b) Tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt thay cho tiệc mặn; việc tổ chức ăn uống trong lễ cưới cần được thực hiện tiết kiệm, không phô trương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn trong đám cưới.

Điều 4. Tổ chức việc tang

1. Việc tang phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Lễ tang cần được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa tang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng; thực hiện những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương về việc tang.

3. Không sử dụng thuốc lá trong các hoạt động tổ chức việc tang đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

4. Lễ tang do gia đình người qua đời quyết định tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng và phải thực hiện theo các quy định sau:

a) Việc quàn ướp thi hài, chôn cất, hoả táng, điện táng và di chuyển thi hài, hải cốt phải thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

b) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang.

c) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép.

d) Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang.

đ) Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương.

e) Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

f) Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.

g) Nghiêm cấm các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác; nghiêm cấm việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường.

5. Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm tổ chức khâm liệm và mai táng chu đáo theo phong tục truyền thống.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Phạm Văn Nam


BÀI TUYÊN TRUYỀN Quy định Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

Đăng lúc: 12/01/2024 (GMT+7)
100%

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Quy định Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

(Kèm theo Quyết định số:15/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2021

của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tổ chức hoặc tham gia tổ chức việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia việc cưới, việc tang phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Việc cưới, việc tang tổ chức không trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan như: Xem số, xem bói, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác.

3. Không lợi dụng việc cưới, việc tang để hoạt động, tuyên truyền trái pháp luật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình.

4. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; người tham dự không sử dụng rượu, bia, chất có cồn nếu điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

5. Trong quá trình tổ chức, tham gia việc cưới, việc tang không gây mất an ninh trật tự, cản trở giao thông và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động công cộng; giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Không sử dụng phương tiện công và thời gian làm việc của cơ quan, tổ chức để thực hiện, tổ chức và tham dự việc cưới, việc tang (trừ trường hợp thực hiện nhiệm vụ công vụ); không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; không sử dụng công quỹ, tài sản công để làm quà mừng cưới, viếng đám tang, phục vụ cho mục đích cá nhân.

7. Không sử dụng lòng đường phục vụ cho việc cưới, việc tang.

8. Tôn trọng sự yên tĩnh của cộng đồng; sử dụng âm thanh trong việc cưới, việc tang phải đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo các văn bản quy định của Nhà nước.

9. Trong cùng một thời điểm, tại cùng một địa bàn khu dân cư có cả việc cưới và việc tang, Ban công tác mặt trận thôn, bản, tổ dân phố cần phối hợp với các gia đình để thống nhất việc tổ chức việc cưới và việc tang đảm bảo đoàn kết tình làng, nghĩa xóm.

10. Tuân thủ những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương về việc cưới, việc tang.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Tổ chức việc cưới

1. Việc cưới thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Hai bên nam nữ thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ. Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Lễ cưới cần được tổ chức, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình và tình hình xã hội.

4. Các thủ tục trước và sau lễ cưới cần được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, tránh phô trương, hình thức, rườm rà; lễ vật đơn giản, phù hợp với truyền thống và điều kiện của mỗi gia đình. Tổ chức đưa đón dâu, tiệc cưới phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự công cộng.

5. Trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với điều kiện thực tế và truyền thống văn hóa dân tộc. Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép; không mở nhạc, không gây ồn ào trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.

6. Các gia đình tổ chức việc cưới trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá không sử dụng thuốc lá trong các hoạt động liên hoan, tổ chức lễ cưới, đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

7. Các hoạt động được khuyến khích trong tổ chức việc cưới:

a) Dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới; rút ngắn thời gian tổ chức lễ cưới, không kéo dài quá 03 ngày.

b) Tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt thay cho tiệc mặn; việc tổ chức ăn uống trong lễ cưới cần được thực hiện tiết kiệm, không phô trương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn trong đám cưới.

Điều 4. Tổ chức việc tang

1. Việc tang phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Lễ tang cần được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa tang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng; thực hiện những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương về việc tang.

3. Không sử dụng thuốc lá trong các hoạt động tổ chức việc tang đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

4. Lễ tang do gia đình người qua đời quyết định tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng và phải thực hiện theo các quy định sau:

a) Việc quàn ướp thi hài, chôn cất, hoả táng, điện táng và di chuyển thi hài, hải cốt phải thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

b) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang.

c) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép.

d) Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang.

đ) Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương.

e) Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

f) Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.

g) Nghiêm cấm các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác; nghiêm cấm việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường.

5. Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm tổ chức khâm liệm và mai táng chu đáo theo phong tục truyền thống.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Phạm Văn Nam


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT